Căn cứ Kế hoạch số 16-KH/BCĐTW, ngày 03/01/2023 của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương về hoạt động năm 2023 và trên cơ sở kết quả Cuộc thi viết chính luận lần thứ Hai, năm 2022, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Namtổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023

Căn cứ Kế hoạch số 16-KH/BCĐTW, ngày 03/01/2023 của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương về hoạt động năm 2023trên cơ sở kết quả Cuộc thi viết chính luận lần thứ Hai, năm 2022, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam Hội Nhà báo Việt Namtổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thông qua Cuộc thi, tiếp tục phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho các lực lượng, hình thành mạng lưới rộng khắp bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ.

- Nâng cao chất lượng các tác phẩm chính luận trên báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình và mạng xã hội về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, góp phần bảo vệ, tuyên truyền, lan tỏa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào các nội dung của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá XIII của Đảng. Hình thành nguồn tác phẩm phong phú, có chất lượng, có tính chiến đấu cao phục vụ trực tiếp công tác tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Yêu cầu

- Chấp hành đúng đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định có liên quan.

- Quán triệt và thực hiện tốt phương châm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, nhất là những điểm mới so với các cuộc thi trước. Thông qua đó, động viên, khuyến khích, huy động sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân ở trong nước, người Việt Nam ở nước ngoàingười nước ngoài quan tâm đến Việt Nam.

- Qua Cuộc thi lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu để tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị và trong xã hội.

- Công tác chuẩn bị, tổ chức Cuộc thi phải được tiến hành bài bản, chu đáo; công tác thẩm định, đánh giá tác phẩm dự thi phải khách quan, công tâm, chính xác, công bằng, công khai, minh bạch.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tên cuộc thi

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023.

2. Chỉ đạo, tổ chức Cuộc thi

2.1. Chỉ đạo Cuộc thi

Ban Chỉ đạo Trung ương bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (Ban Chỉ đạo 35 Trung ương).

2.2. Tổ chức Cuộc thi

- Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Cơ quan phối hợp: Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam.

- Đơn vị Thường trực Cuộc thi: Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng dự thi

3.1. Với tác giả/nhóm tác giả

- Người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, người nước ngoài tác phẩm chính luận phù hợp với tiêu chí của Cuộc thi đều có quyền dự thi (trừ thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Tổ thư ký giúp việc Cuộc thi, Hội đồng Giám khảo, Tổ thư ký Hội đồng Giám khảo).

- Khuyến khích sự tham gia của: cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm chính trị cấp huyện, Trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; giảng viên, học viên, sinh viên các cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; thành viên, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên của Ban Chỉ đạo 35 các cấp; sĩ quan, hạ s, chiến sỹ lực lượng vũ trang; cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương và địa phương; đoàn viên, thanh niên của các tổ chức đoàn ở Trung ương và địa phương.

- Các tác phẩm dạng viết, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 02 tác phẩm dự thi gồm: 01 bài viết chính luận loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 01 bài viết chính luận loại hình Báo (Báo in hoặc Báo điện tử). Mỗi bài viết gửi dự thi gồm bản in (khổ A4) file mềm (định dạng Microsoft Word).

- Các tác phẩm dạng báo nói/báo hình/video clip, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm dự thi: 01 tác phẩm loại hình báo nói (phát thanh); 01 tác phẩm loại hình báo hình (truyền hình) và 01 tác phẩm loại hình video clip. Mỗi tác phẩm dự thi gồm file âm thanh/hình ảnh và bản in kịch bản văn học (khổ A4, định dạng Microsoft Word).

- Tác giả/nhóm tác giả tham gia dự thi không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ, Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, các quy định khác của pháp luật.

3.2. Với các tập thể

Giải tập thể xuất sắc dành cho các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo tổ chức triển khai sâu rộng, sáng tạo Cuộc thi, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa XII tại cơ quan, đơn vị địa phương; có nhiều tác phẩm tham gia dự thi đạt chất lượng tốt.

4. Tiêu chí đối với tác phẩm dự thi

4.1. Tiêu chí chung

- Tác phẩm dự thi là tác phẩm chính luận bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc được dịch ra tiếng Việt) hoặc tiếng nước ngoài, thuộc một trong các loại hình: Tạp chí (in hoặc điện tử), Báo (in hoặc điện tử), phát thanh/truyền hình/video clip, bảo đảm quy định về hình thức nêu tại Thể lệ Cuộc thi (ban hành kèm theo Kế hoạch này).

- Tác phẩm dự thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội trước thời điểm phát động Cuộc thi. Các tác phẩm dạng viết phải bảo đảm tỷ lệ không trùng lặp theo quy định (không trùng lặp quá 20% đối với thể loại Tạp chí, không trùng lặp quá 25% đối với thể loại Báo so với các công trình khác của chính tác giả/nhóm tác giả hoặc của tác giả/nhóm tác giả khác).

4.2. Tiêu chí về chủ đề, nội dung

- Tác phẩm dự thi bảo đảm tính khoa học, tính Đảng, tính chiến đấu, tính định hướng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, có phát hiện mới. Khuyến khích các tác phẩm bảo vệ những nguyên lý cơ bản, những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; đề xuất bổ sung, phát triển lý luận, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật; những sản phẩm “bút chiến” phản bác trực diện, vạch trần tính chất phản cách mạng, phản khoa học trong luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.

- Chủ đề tác phẩm tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm, những vấn đề nổi lên trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay (Phụ lục định hướng chủ đề ban hành kèm theo Kế hoạch này).

4.3. Về bản quyền

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm gửi tham gia dự thi.

- Sau khi gửi dự thi, tác giả/nhóm tác giả có thể công bố/đăng tải tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội nhưng phải thông báo và gửi minh chứng công bố/đăng tải kèm theo về cơ quan, đơn vị đã nhận tác phẩm hoặc gửi về đơn vị thường trực Cuộc thi.

- Tác giả/nhóm tác giả hoặc cơ quan liên quan không sử dụng tác phẩm tham gia cuộc thi này để tham gia các cuộc thi khác.

5. Thời gian, địa chỉ nhận tác phẩm dự thi

5.1. Thời gian

Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ khi phát động Cuộc thi cho đến hết ngày 31/07/2023 (tính theo dấu bưu điện).

Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm nếu tác phẩm dự thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện. Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả lại tác phẩm gửi dự thi trong mọi trường hợp.

5.2. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi

- Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương gửi tác phẩm dự thi về đầu mối Ban Chỉ đạo 35 các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương (nêu tại mục 3, phần V Kế hoạch này).

- Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của địa phương và nhân dân đang sinh sống trên địa bàn gửi tác phẩm dự thi về đầu mối Ban Chỉ đạo 35 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các tác giả/nhóm tác giả là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài gửi tác phẩm dự thi về Bộ Ngoại giao Việt Nam (qua các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài).

- Các tác giả/nhóm tác giả không thuộc các đối tượng nêu trên gửi tác phẩm dự thi trực tiếp về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương theo địa chỉ: Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong Sắc (hoặc số 419 Hoàng Quốc Việt), phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 080.41053 hoặc 0909.581.987 (đồng chí Đào Đình Thạo), email: thiviet35hcma@gmail.com.

6. Lộ trình tổ chức Cuộc thi

- Ngày 01/2/2023: tổ chức phát động Cuộc thi ở cấp Trung ương. Căn cứ Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi, các cơ quan/đơn vị/địa phương tổ chức phát động Cuộc thi tại cơ quan/đơn vị/địa phương mình.

- Ngày 31/7/2023: thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi ở cấp Trung ương.

- Từ ngày 01/8/2023 - 01/9/2023: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương tiến hành sàng lọc, đánh giá ban đầu, chuẩn bị tổ chức chấm thi.

- Từ ngày 01/9/2022 - 30/9/2023: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương tổ chức chấm Sơ khảo, Chung khảo, xét giải thưởng.

- Cuối tháng 10/2023: tổ chức Lễ Trao giải Cuộc thi cấp Trung ương.

III. BAN CHỈ ĐẠO, BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

1. Ban Chỉ đạo Cuộc thi

- Ban Chỉ đạo Cuộc thi gồm: Các đồng chí lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương làm Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi.

- Ban Chỉ đạo Cuộc thi được sử dụng con dấu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động.

2. Ban Tổ chức cuộc thi

- Ban Tổ chức Cuộc thi gồm: Các đồng chí lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, do đồng chí Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thành viên Ban Chỉ đạo 35 Trung ương làm Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi.

- Ban Tổ chức Cuộc thi thành lập Tổ thư ký giúp việc để giúp Ban Tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Ban Tổ chức Cuộc thi được sử dụng con dấu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động.

IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

1. Số lượng giải thưởng

1.1. Về giải thưởng cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả

- Tác phẩm chính luận loại hình Tạp chí: 01 giải Đặc biệt, 03 giải A, 05 giải B, 07 giải C, 10giải Khuyến khích.

- Tác phẩm chính luận loại hình Báo: 01 giải Đặc biệt, 03 giải A, 05 giải B, 07 giải C, 10 giải Khuyến khích.

- Tác phẩm chính luận loại hình phát thanh/truyền hình/video clip: 01 giải Đặc biệt, 03 giải A, 05 giải B, 07 giải C, 10 giải Khuyến khích.

- Ngoài giải chính thức, Ban Chỉ đạo Cuộc thi tặng 15 giải Triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng Chung khảo và có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên.

1.2. Về giải thưởng tập thể xuất sắc

Ban Chỉ đạo Cuộc thi tặng 15 giải Tập thể xuất sắc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai Cuộc thi sâu rộng, sáng tạo tại cơ sở, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa XII tại địa phương, cơ quan, đơn vị; có nhiều tác phẩm dự thi đạt chất lượng tốt, trong đó có ít nhất 01 tác phẩm đạt giải B trở lên.

2. Giải thưởng

2.1. Giải thưởng dành cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả

Mỗi tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải được trao tặng Giấy chứng nhận của Ban Chỉ đạo cuộc thi, Cúp lưu niệm và tiền thưởng.

2.2. Giải tập thể xuất sắc

Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đạt giải tập thể xuất sắc được tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Cúp lưu niệm và tiền thưởng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thống nhất các nội dung công việc và phân công trách nhiệm

1.1. Đơn vị thường trực Cuộc thi dự thảo Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi, định hướng chủ đề các tác phẩm dự thi. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức cho ý kiến về dự thảo các văn bản, trình Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi ký ban hành. Các cơ quan chủ trì, phối hợp tổ chức Cuộc thi thống nhất các nội dung công việc, phân công nhiệm vụ cụ thể từ khi phát động đến khi công bố kết quả và trao giải Cuộc thi.

1.2. Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi tổ chức họp báo phát động Cuộc thi, công bố Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi, định hướng chủ đề các tác phẩm dự thi, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội (từ tháng 2/2023).

Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh và tương đương căn cứ Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi và định hướng chủ đề tác phẩm dự thi để phát động, triển khai tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình bảo đảm sâu rộng, sáng tạo, hiệu quả. Căn cứ vào điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, Ban Tổ chức khuyến khích việc tổ chức Cuộc thi ở cấp tỉnh và tương đương để lựa chọn trao giải và gửi các tác phẩm xuất sắc nhất dự thi cấp Trung ương.

1.4. Phân công các cơ quan/đơn vị/địa phương tổ chức thu nhận, đánh giá ban đầu các tác phẩm dự thi như sau:

- Các đơn vị tham gia tổ chức Cuộc thi (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam): thu nhận, đánh giá, sàng lọc các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, sinh viên của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và nộp trực tiếp các tác phẩm dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi.

- Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, giảng viên, học viên các cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Quốc phòng (các đơn vị quân sự địa phương nộp bài theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 địa phương và báo cáo kết quả tham gia dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương).

- Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, giảng viên, học viên các cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Công an (Công an địa phương nộp bài theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 địa phương và báo cáo kết quả tham gia dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an).

- Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

- Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam: tổ chức thu nhận, đánh giá các sản phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Bộ Ngoại giao: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên Bộ Ngoại giao, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài.

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: phát động Cuộc thi trong hệ thống; chỉ đạo các cấp bộ đoàn tuyên truyền, vận động, tổ chức để đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia dự thi; tổng hợp và báo cáo kết quả tham gia dự thi của các cấp bộ đoàn về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương (đoàn viên ở đơn vị, địa phương nào thì dự thi ở đơn vị, địa phương đó).

- Ban Chỉ đạo 35 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, sinh viên, học sinh các cơ quan, đơn vị, trường học tại địa phương (trừ các tác giả/nhóm tác giả nộp tác phẩm dự thi theo đầu mối Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Ngoại giao)tác phẩm dự thi của các tầng lớp nhân dân tại địa phương.

2. Thành lập Hội đồng Giám khảo

Hội đồng Giám khảo gồm Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Chung khảo, do Ban Tổ chức Cuộc thi ra quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của dơn vị Thường trực Cuộc thi. Ban Tổ chức Cuộc thi thành lập Tổ thư ký Hội đồng Giám khảo để giúp việc trong quá trình chấm thi.

- Số lượng, cơ cấu Hội đồng Giám khảo phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, chuyên sâu, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến độ thời gian Cuộc thi.

3. Tổ chức thu nhận hồ sơ, đánh giá tác phẩm dự thi

3.1. Các cơ quan, đơn vị nêu tại điểm 1.4, mục 1, phần V Kế hoạch này tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi theo quy định và lập hồ sơ gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi (qua đơn vị Thường trực Cuộc thi). Các cơ quan/đơn vị/địa phương không gửi hồ sơ dự thi không được xét giải Tập thể xuất sắc.

3.2. Hồ sơ dự thi gồm:

- Báo cáo tổng kết quá trình triển khai Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương (nêu rõ hình thức triển khai, tổng số tác phẩm dự thi thu được và số tác phẩm dự thi theo từng loại hình; số tác phẩm gửi dự thi ở cấp Trung ương).

- Danh sách tổng số tác phẩm dự thi đã thu nhận được tại cơ quan, đơn vị, địa phương (theo mẫu của Ban Tổ chức Cuộc thi).

- Danh sách tác phẩm dự thi cấp Trung ương (theo mẫu của Ban Tổ chức Cuộc thi).

- Nội dung các tác phẩm dự thi cấp Trung ương và minh chứng kèm theo với các sản phẩm đã được công bố/đăng tải. File mềm các tác phẩm dự thi lưu trữ trong USB/đĩa DVD gửi kèm văn bản.

- Nơi nhận hồ sơ dự thi: Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong Sắc (hoặc số 419 Hoàng Quốc Việt), phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 080.41053 hoặc 0909.581.987 (đồng chí Đào Đình Thạo); Email: thiviet35hcma@gmail.com.

4. Xét chọn và chấm điểm

4.1. Vòng Sơ khảo

- Ban Tổ chức Cuộc thi sàng lọc, đánh giá ban đầu, lựa chọn các tác phẩm đáp ứng yêu cầu về chủ đề, kết cấu và hình thức để đưa vào chấm Sơ khảo.

- Hội đồng Sơ khảo tiến hành chấm thi. Căn cứ kết quả chấm thi, Ban Tổ chức lựa chọn những tác phẩm có chất lượng tốt nhất (lấy điểm từ cao xuống thấp) để xem xét đưa vào chấm Chung khảo.

- Với các tác phẩm dạng viết, Ban Tổ chức tiến hành rà quét bằng phần mềm công nghệ để xác định mức độ không trùng lặp. Chỉ những tác phẩm không trùng lặp quá 20% (với thể loại Tạp chí) hoặc không trùng lặp quá 25% (với thể loại Báo) mới đủ điều kiện đưa vào chấm Chung khảo.

4.2. Vòng Chung khảo

Hội đồng Chung khảo tiến hành chấm thi. Căn cứ kết quả chấm thi, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét trao giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc nhất. Việc trao giải thưởng căn cứ vào kết quả thực tế, không nhất thiết phải đủ số lượng các giải Đặc biệt, A, B, C, Khuyến khích.

5. Công bố và trao giải

Lễ công bố và trao giải Cuộc thi được tổ chức vào tháng 10/2023, nhân dịp sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

6. Kinh phí tổ chức Cuộc thi

Kinh phí tổ chức Cuộc thi do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bố trí một phần từ ngân sách nhà nước cấp cho Học viện và kinh phí xã hội hóa từ hoạt động tài trợ, hỗ trợ, quảng bá thương hiệu tự nguyện, hợp pháp của các doanh nghiệp, đơn vị. Không huy động kinh phí dưới mọi hình thức đối với các tác giả/nhóm tác giả tham gia dự thi.

Các khoản kinh phí tài trợ, hỗ trợ, quảng bá thương hiệu được sử dụng đúng quy định về tài chính hiện hành trong toàn bộ quá trình tổ chức Cuộc thi./.